Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Bạn đã chăm sóc và bảo vệ vùng kín đúng cách ?


Âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, khiến cho khu vực này tự làm sạch một cách tự nhiên. Chính vì thế, rửa quá nhiều sẽ làm mất đi những vi sinh vật có ích này. Sử dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa không phù hợp, cũng sẽ làm sưng đỏ, đau rát lớp da nhạy cảm của âm đạo. Tốt hơn hết là sử dụng một chất tẩy rửa dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh khi cần thiết. Bình thường, vẫn có thể vệ sinh “vùng kín” bằng nước mỗi khi đi vệ sinh nhưng đừng để ở tình trạng thái quá.

tuy van su dung dung dich ve sinh phu nu

Vệ sinh trong những ngày bình thường


- Sau khi tiêu tiểu phải chậm khô, giữ không ẩm ướt.

- Đồ lót thay ra phải giặt ngay, không giặt chung với đồ của người khác, không ngâm.

- Đồ lót khi giặt xong phải phơi khô, phơi ngoài nắng, dùng quần lót vải cotton.

- Không dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên sẽ đưa đến hậu quả là viêm nhiễm âm đạo.


Vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt

- Khi hành kinh, bạn nên mặc quần lót ôm sát tương đối để giữ miếng thấm vào bộ phận sinh dục, nhưng cũng không nên mặc quần chật quá sẽ gây khó chịu.

- Máu kinh ban đầu rất sạch, nhưng ra ngoài lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, đôi khi bạn ngứa ở vùng âm hộ là vì thế. Do đó, phải thay băng thường xuyên, dùng băng vệ sinh phù hợp với mỗi người. Bạn nên thay miếng thấm (băng vệ sinh) 6 tiếng 1 lần, tối thiểu bốn lần một ngày (sáng ngủ dậy, buổi trưa, buổi chiều tối, trước khi đi ngủ), nếu ra kinh nhiều thì thay nhiều hơn.

- Mỗi lần thay băng vệ sinh, bạn rửa bộ phận sinh dục bằng nước sạch, có thể dùng nước rửa chuyên dùng cho vệ sinh phụ nữ có bán trong các nhà thuốc, sau đó lau khô bộ phận sinh dục trước khi đặt băng vệ sinh. Không nên rửa bên trong âm đạo để tránh nhiễm trùng và có thể làm tổn thương đến âm đạo.

Hành kinh là hiện tượng sinh lý lành mạnh và quan trọng, không phải là bệnh tật, vì vậy, khi hành kinh bạn cần tắm gội để giữ vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thì cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước ấm. Điều cần chú ý là bạn không nên ngâm mình trong bồn, không thụt rửa vào âm đạo mà chỉ lau rửa bộ phận sinh dục bên ngoài, bởi điều đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm sinh dục, đặc biệt là trong những ngày hành kinh.


Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách


Dung dịch vệ sinh phụ nữ (thuốc rửa phụ khoa) không phải thuốc trị bệnh. Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín. Bình thường, độ pH trong âm đạo dao động từ 3,8 – 4,2. Vì vậy, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được điều chế phù hợp với môi trường ấy.

dung dich ve sinh phu nu cao cap
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Eilysie Thiên Nhiên được các bác sĩ khuyên dùng

Các dung dịch này không gây khô, rát, thay đổi độ pH làm chết vi khuẩn thường trú có lợi như lactobacillso (doderlein). Ngược lại, chúng còn được dùng để hỗ trợ trong điều trị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, làm thay đổi môi trường pH âm đạo.


Tuy nhiên, phụ nữ cũng không nên dùng dung dich ve sinh phu nu để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da… dễ gây viêm âm đạo.  Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến tình trạng viêm nhiễm đang ở tại chỗ sẽ lây lan rộng, bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể.


Khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, nếu thấy “vùng kín” bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, bạn nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ. Có thể bạn đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét